Cá trắm đen sông Đà / 350.000vnđ/kg

Được đánh bắt tự nhiên trên lòng hồ sông Đà
Giá : liên hệ

Cá trắm ( tên khoa học : Ctenopharyngodon ) là loài cá sông Đà phổ biến,có kích thước lớn.Theo thống kê con cá trắm lớn nhất từ trước tới nay dài 1,5m nặng 60kg ,tuổi đời 21 năm.Ở Việt Nam chủ yếu phân làm 2 loại:Cá trắm cỏ và cá trắm đen.

Cá trắm cỏ (tên khoa học :Ctenopharyngodon idella ) có thân thon dài và có dạng hình trụ, bụng tròn, thót lại ở gần đuôi,đầu trung bình,miệng rộng và có dạng hình cung,vảy lớn và có dạng hình tròn.phần hông màu vàng lục nhạt, phần lưng màu nâu sẫm , bụng màu trắng xám nhạt.Cá trắm cỏsống ở vùng nước ngọt ở độ sâu 0- 30 trong sông,suối,ao hồ,là loài ưa nước sạch.Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v. Trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên chẳng hạn)

Cá trắm cổ
Cá trắm đen (tên khoa học: Mylopharyngodon piceus) cũng có đặc điểm tương tự trắm cỏ.Tuy nhiên điều khiến cá trắm đen trở nên giá trị là do khẩu phần ăn của chúng là ốc sên và ốc nhồi,tôm,cá nhỏ..

Cá trắm đen
Trước kia có một thời gian người ta chỉ ưa dùng mật cá trắm đen,hiện nay do nhu cầu lớn mà mật cá trắm cỏ cũng được sử dụng rộng rãi.Khi mổ cá lấy túi mật dùng tươi hay phơi sấy khô, có khi lấy nước mật tẩm vào giấy bản phơi hay sấy khô dùng dần.Theo y học phương đông,mật cá trắm có nhiều công dụng thần kì:
-Trị tắc họng và mắt mờ,mắt đỏ
-Chữa viêm họng,đau yết hầu
-Một vài tài liệu còn ghi lại mật cá trắm chữa được hóc xương,đỉa chui lỗ mũi
Tuy vậy cũng đã có nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng mật cá trắm,thậm trí là tử vong,vi vậy nếu có nhu cầu sử dụng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ,chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Từ cá trắm ta có thể dễ dàng chế biến được những món ăn ngon: